HƯỚNG DẪN VỆ SINH, BẢO DƯỠNG, SỬA CHỮA MÁY ÉP GẠCH KHÔNG NUNG
1. Vệ sinh, bảo dưỡng hàng ngày:
Hàng ngày, sau ca làm việc việc vệ sinh, bảo dưỡng máy móc là một vấn đề hết sức quan tâm chú ý. Nếu không vệ sinh, bảo dưỡng hàng ngày thiết bị sẽ bị kẹt do hỗn hợp làm gạch đông cứng tạo ra. Các lớp bê tông này sẽ cản trở chuyển động và làm cho các thiết bị trong dây chuyền không thể hoạt động. Việc vệ sinh, bảo dưỡng cần thực hiện trên các thiết bị quan trọng sau:
– Thiết bị trộn hỗn hợp làm gạch: Sau ca làm việc cần làm sạch trong lòng cối trộn, hết hỗn hợp làm gạch, kiểm tra dầu mỡ bôi trơn bộ chuyển động của cối trộn.
– Băng tải vận chuyển hỗn hợp làm gạch sau trộn: Sau ca làm việc cần làm sạch bề mặt con lăn, quả lô, kiểm tra bộ nhông xích truyền chuyển động, dầu hộp số của động cơ liền hộp số.
– Máy cấp palet tự động: Sau ca làm việc cần vệ sinh hết vật liệu làm gạch bám trên bộ nhông xích tải vận chuyển palet. Làm sạch bộ senso tín hiệu khỏi bụi bẩn, tránh nhiều bụi bẩn senso không hoạt động.
– Máy tiếp liệu trên máy sản xuất gạch: Sau ca làm việc cần vệ sinh hết vật liệu làm gạch bám trên băng tải truyền vật liệu, kiểm tra bộ nhông xích và luôn tra dầu mỡ cho nó.
– Máy định lượng và khuấy vật liệu: Sau ca làm việc cần vệ sinh hết các vật liệu bám trên các trục và cánh khuấy, kiểm tra và tra mỡ các ổ bi trục cánh khuấy, bánh răng chuyển động của trục, vệ sinh sạch ray dẫn thùng định lượng vào khuôn tránh bị kênh ray và bánh dẫn làm cho máy bị dừng hoạt động.
– Máy ép gạch thủy lực và rung: Sau ca làm việc cần vệ sinh hết các vật liệu làm gạch bám trên khuôn, bàn máy và các dẫn hướng dạng: Tròn, thanh răng, bánh răng. Kiểm tra các ê cu, nếu lỏng vặn chặt lại tránh bị đề-xê sẽ làm máy nhanh hỏng; kiểm tra các vị trí senso trên máy có ở vị trí chính xác không, nếu không phải điều chỉnh lại cho chính xác.
– Bộ nguồn thủy lực: Thường xuyên vệ sinh bộ nguồn khỏi bụi, bẩn, kiểm tra dầu thủy lực trên bộ nguồn, nếu thiếu phải bổ xung. Rất chú ý là tránh bụi, bẩn trên các van nếu bụi bẩn nhiều sẽ làm cho van dễ bị kẹt và máy sẽ không hoạt động.
– Máy ra gạch: Thường xuyên vệ sinh khỏi bộ xích tải các vật liệu bám trên nó để nó hoạt động trơn tru và êm. Thường xuyên tra dầu mỡ.
– Máy nâng, hạ palet gạch: Vệ sinh ray dẫn hướng khỏi các vật liệu làm gạch, tránh bị kẹt. Tra dầu mỡ thường xuyên để máy chạy êm nhẹ tránh giật, vấp làm cho gạch dễ bị hư hại khi vận chuyển.
– Tủ điều khiển: Bụi sẽ làm cho các công tắc hành trình, tiếp điểm điện hoạt động kém và sinh ra sự không ổn định cho quá trình hoạt động. Việc vệ sinh thường xuyên sẽ làm cho hệ điều khiển hoạt động ổn định hơn.
2. Vệ sinh, bảo dưỡng, kiểm tra tuần:
Sau 1 tuần hoạt động, việc vệ sinh, bảo dưỡng thực hiện như của việc vệ sinh, bảo dưỡng ngày. Thao tác của tuần cần thêm các việc sau:
– Kiểm tra các mối ghép ren, nếu bị lỏng ra phải xiết chặt lại cho tất cả các máy trong dây chuyền;
– Kiểm tra khe hở máy trộn, nếu hở quá phải điều chỉnh lại cho phù hợp;
– Kiểm tra dầu thủy lực trong bộ nguồn, nếu thiếu phải bổ sung;
– Kiểm tra các van, vệ sinh các loại van trên máy để tránh bụi bẩn;
– Điều chỉnh các công tắc hành trình, nếu bị xê dịch, điều chỉnh lại;
– Kiểm tra các bộ nhông xích, cho các máy nếu bị trùng quá phải căng lại;
– Kiểm tra các đầu cút thủy lực, nếu dớm dầu phải xiết chặt lại cho đến khi hết.
3. Sửa chữa nhỏ:
Việc sửa chữa nhỏ diễn ra thường xuyên do hoạt động của máy diễn ra thường nhật. Các sửa chữa nhỏ bao gồm:
– Thay các bu lông, ê cu bị hỏng;
– Hàn gá các chi tiết bị mỏi, mòn;
– Các linh kiện điện có thể bị hư hại: Công tắc hành trình (do va đập nhiều); đèn tín hiệu, nút bấm,…
– Thay dầu, bổ sung dầu thủy lực; bơm mỡ cho các vị trí cần thiết;
– Thay một số chi tiết cơ khí dễ bị hư hại hoặc do vận hành không đúng sinh ra hư hại.